Table of Contents
Sai số cho phép cân điện tử, cách tính sai số cho phép của cân điện tử, sai số cho phép của cân điện tử, sai số cân điện tử, cân điện tử bị sai số
Cân điện tử ngày nay đã trở thành một vật dụng do lường không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay và cũng như bất kỳ loại cân nào khác, cân điện tử cũng có những sai số nhất định.
Tuy nhiên sai số cho phép cân điện tử cũng được quy định cô cùng nghiêm ngặt để đảm bảo sự chính sác về khối lượng của hàng hóa. Để hiểu thêm về sai số cân điện tử cũng như các tính sai số cho phép cân của cân điện tử, hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
Cân điện tử là gì?

Cân điện tử là loại cân sử dụng mạch cảm biến điện tử để biến các tín hiệu diện dụng để đo cân nặng thành con số trọng lượng hiện lên màn hình của cân.
Đối với các loại cân thông thường như cân quả tạ hay cân lò xo thì cân điện tử cho hiệu quả chính xác và nhanh chóng hơn hàng chục lần.
Đối với một chiếc cân điện tử thông thường, các bộ phận cấu tạo sẽ bao gồm: vi mạch điện tử, cảm biến lực (loadcell) và màn hình hiển thị kết quả cân.
Một vật nặng khi được đặt lên cân điện tử, bộ phận cảm biến sẽ đo lường trọng lượng của vật thể và xử lý thông tin qua vi mạch rồi xuất dữ liệu ra màn hình.
Người dùng sẽ có thể quang sát trực tiếp trọng lượng của vật thể thông qua màn hình. Toàn bộ quá trình cân diễn ra gần như ngay lập tức, kết quả sẽ hiển thị lên màn hình chỉ trong 1 – 3 s.
Sai số cho phép cân điện tử
Việc có được một mẫu vật chính xác làm tiêu chuẩn đo lường để chế tạo cân gần như là điều bất khả thi.
Ở mỗi quốc gia thường có vật tiêu chuẩn cân nặng khác nhau. Thậm chí sau một thời gian, vật tiêu chuẩn sẽ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, gây lên tình trạng hao mòn hay biến chất.
Cũng chính bởi những lý do trên mà luôn có những sai số nhất định khi chế tạo một chiếc cân điện tử và việc sai số ở cân điện tử xảy ra là điều vô cùng bình thường.
Tuy nhiên, những sai số này sẽ được nhà sản xuất kiểm soát nghiêm ngặt và chỉ được phép sai số trong một khoảng nhỏ nhất định.
Khi chế tạo cân điện tử, nhà sản xuất đều sẽ tuân theo những quy chuẩn mà bộ kho học mỗi nước đề ra, ở Việt Nam là TCVN còn đối với quy ước chuẩn quốc tế thì là OIML, NTEP, …
Các ký hiệu thường thấy trên cân điện tử
- Cap (capacity)/Max/…: Đây là thông số thể hiện mức cân lớn nhất mà cân điện tử có thể đo được
- Div (d: division): Thông số này chính là bước nhảy, giá trị độ chia của cân. Thông số này cũng thể hiện giá trị mỗi lần cân nhảy số tiếp theo, hoặc có thể hiểu là giá trị “làm tròn” mỗi lần cân. Chúng ta thường gọi Div (d) là “sai số” của cân là không đúng.
Ví dụ: Theo tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam, một chiếc cân bàn điện tử 150kg thì có bước nhảy 20g (mức sai số tối thiểu = ±10g), còn đối với các loại cân lò xo cũng mức cân 150kg lại có bước nhảy rất lớn tới tận 500g (mức sai số tối thiểu = ±250g).

Sai số cho phép của một số loại cân điện tử thông dụng
1. Cân điện tử thông dụng (Weighing scales, portable scale)

Đây là loại cân có thể cân được vật nặng có trọng lượng từ 1kg ÷ 30kg với bước nhảy phổ biến từ 0,1g ÷ 10g.
Không những vậy, loại cân điện tử này thường chia ra theo các tính năng để có các dòng cân đếm, cân siêu thị – tính tiền, cân chống nước, cân thực phẩm nhà bếp…
2. Cân bàn (Bench scales)

Cân điện tử loại này có thể cân vật nặng từ 60kg ÷ 500kg với bước nhảy phổ biến từ 10g ÷ 100g.
Tương tự như cân điện tử thông dụng, cân bàn cũng có các dòng cân được chia theo tính năng như cân bàn chống cháy, chống nước (dùng trong các nhà máy bơm/chiết gas,..).
3. Cân sàn (Floor scales)

Khác với cân bàn, cân sàn có thể cân các vật nặng như ô tô hay hàng hóa có trọng lượng từ 1 tấn ÷ 10 tấn với bước nhảy phổ biến từ 0,2kg ÷ 2kg.
>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm bán hàng
4. Cân treo (Crane scales)

Đây là loại cân sử dụng cân các vật thể hay hàn hóa có trọng tải lớn như contener 1 tấn ÷ 60 tấn với bước nhảy phổ biến từ 0,5kg ÷ 30kg.
5. Trạm cân xe tải, ô tô (Truck scales)

Các trạm cân này thường sử dụng để kiểm soát các xe trở quá tải trọng với khối lượng cân từ: 20 tấn ÷ 100 tấn với bước nhảy phổ biến từ 10kg ÷ 20kg.
Loại cân trọng tải xe này có thể cân được sử dụng với rất nhiều mục đích như cân bồn, cân phối trộn, cân băng chuyền, cân tàu hỏa, cân xách tay ( dùng để cân xe tải),…và một số loại chuyên biệt khác.
6. Dòng cân chuyên cân những mẫu vật nhỏ, giá trị cao như:
- Cân kỹ thuật / cân chính sác (precision balances) từ: 1kg ÷ 150kg với bước nhảy phổ biến từ 0,01g ÷ 2g.
- Cân thí nghiệm, phân tích(Analytical/Lab balances) từ: 10g ÷ 500g với bước nhảy phổ biến từ 0,001g ÷ 0,000001g.
- Cân sấy ẩm (thiết bị phân tích độ ẩm) là 1 dòng cân phân tích độ ẩm chứa trong vật thể (Moisture Analyzers balances) được đặc chế để kiểm tra vật mẫu trước và sau khi sấy khô nhằm cho ra kết quả độ ẩm tương ứng, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
- Dòng cân kim loại quý / vàng / kim cương(Jewelry scales) cũng là 1 dòng cân phân tích/kỹ thuật nhưng có thêm các tính năng chuyên biệt cho vàng/đá quý. Chúng ta cũng cần biết thêm theo quy định tại Việt Nam, cân vàng phải đáp ứng thông tư 22 khi sử dụng cân với mục đích thương mại, nếu cân nội bộ thì cân không nhất thiết phải có khóa calib.
- Dòng cân y tế thường được sử dụng để cân sức khỏe thường có mức cân 180kg ÷ 250kg với bước nhảy phổ biến từ 100g, với các loại cân trẻ sơ sinh thì mức cân 20kg với bước nhảy phổ biến là 5g.
Cách tính sai số cho phép của cân điện tử
Cho tải trọng (L) ở mức cân cần kiểm lên cân, chỉ thị trên cân là (I):
1. Cách tính sai số đối với cân cơ khí
- Nếu I = L thì cân có sai số bằng “0” tại mức cân đó (E = 0);
- Nếu I ≠ L lần lượt cho thêm vào cân các gia trọng theo bước bằng 0,1 e cho đến khi kim trùng với vạch kế tiếp (I1);
- Công thức tính sai số cho phép cân điện tử như sau: E = I1 – ∆L – L
2. Đối với cân điện tử chỉ thị số có d ≤ 1/5 e
- Sai số được tính bằng công thức sau: E = I – L
3. Đối với cân điện tử chỉ thị số có d > 1/5 e
- Lần lượt thêm vào cân các gia trọng theo bước bằng 0,1 e cho đến khi màn hình hiển thị chuyển sang mức mới;
- Sai số được tính bằng công thức sau: E = I + ½ e – DL – L.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về sai số cân điện tử cũng như cách tính sai số cho phép của cân điện tử rồi. Những kiến thức trên đã giúp bạn hiểu được định nghĩa về cân điện tử, các phép tính các sai số của cân điện tử. Chúng có ứng dụng rất cao trong cuộc sống, nhất là việc cân đo đong đếm những vật có giá trị cao, những hoạt động hóa học, thí nghiệm… cần những phép tính chính xác. Thông hiểu cách tính sai số cho phép của cân điện tử giúp bạn sử dụng và đo lường các thông số một cách chính xác, hiệu quả và nhanh chóng.
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà bài viết này đem lại, bạn sẽ có thêm những am hiểu nhất định về dòng cân điện tử này nhé. Chúc bạn thành công!