Table of Contents
Mã vạch là gì? mã vạch tiếng anh là gì, có bao nhiêu loại mã vạch, mã vạch có ứng dụng gì, ứng dụng của mã vạch. Mỗi hàng hóa hay vật dụng cần thiết xuất xứ từ bất kỳ nhà sản xuất nào đều có cho mình một mã vạch riêng biệt để mã hóa thông tin sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa cũng như quy tắc thể hiện mã vạch trên sản phẩm. Để hiểu hơn về mã vạch là gì, các loại mã vạch cũng như các ứng dụng của mã vạch hiện nay, chúng ta hãy cùng nay tìm hiểu bài viết này nhé!
Mã vạch là gì? Mã vạch tiếng anh là gì?

Mã vạch tiếng anh là barcode. Mã vạch là một chuỗi các ký tự được mã hóa bằng chữ số hoặc số. Đây là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin theo một loại ký hiệu mã hóa riêng biệt.
Các ký hiệu nay là tập hợp của các khoảng trắng và vạch đen thẳng để biểu hiện các ký tự và con số.
Bạn sẽ khó có thể nhận biết được ý nghĩa của mã vạch khi nhìn bằng mắt thường, thế nhưng máy quét mã vạch lại có thể làm được điều này, máy có thể đọc được và truy suất ngay cho chúng ta thông tin cần thiết về sản phẩm.
Mã vạch sẽ được quét và đọc bằng các loại máy quét mã vạch, chính vì vậy mà để ứng dụng được mã vạch trong sản xuất, quản lỹ và vận chuyển hàng hóa thì không thể thiếu được các thiết bị hỗ trợ kèm theo.
Xem thêm: Cartridge máy in là gì và những điều cần biết về dòng sản phẩm này, máy quét mã vạch tại Hà Nội
Ứng dụng
Mã vạch được ứng dụng tại những nơi mà các sản phẩm, vật dụng cần phải đánh số với các thông tin liên quan tới sản phẩm để máy tính có thể đọc, truy xuất và xử lý.
Điều này có lợi rất nhiều về mặt thời gian khi vận chuyển cũng như việc truy xuất thông tin về hàng hóa so với việc nhập liệu hàng hóa trên các phần mềm thông thường.
Các dữ liệu chứa trong mã vạch sẽ tùy theo ứng dụng mà thay đổi. Chúng ta dễ thấy các mã EAN – 13 được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên các mặt hàng bán lẻ hiện nay.
Ý nghĩa của các loại mã vạch

Với những lợi ích to lớn về thông tin cũng như tiết kiệm thời gian vận chuyển thì mã vạch được xem như một chiếc chứng minh tư của hàng hóa.
Thông qua mã vạch, chúng ta có thể biết chính sác được các thông tin của hàng hóa như nguồn gốc xuất sứ, thông tin về hạn sử dụng cũng như nhiều thông tin quan trọng khác.
Một mã vạch hàng hóa sẽ bao gồm 2 yếu tố: Mã vạch để các loại máy quét nhận diện và mã số hàng hóa để con người có thể dễ dàng quản lý và sử dụng.
Tùy theo mục đích thông tin, dạng thông tin hay dung lượng thông tin mà mã vạch cũng được phân chia thành rất nhiều loại bao gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.
Ở Việt Nam hiện nay, đa phần hàng hóa để được áp dụng chuẩn mã vạch EAN. Loại mã vạch này bao gồm 13 con số, chia làm 4 nhóm bao gồm: mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ với 3 chữ số đầu.
Mã số doanh nghiệp tương ứng với 4, 5, hoặc 6 số tiếp theo do tổ chức GS1 Việt Nam cung cấp đến khách hàng. Mã hàng hóa có thể là 2, 3 hoặc 4 chữ số tiếp theo do doanh nghiệp tự cấp cho sản phẩm mà mĩnh sản xuất. Cuối cùng là chữ số về kiểm tra (được tính từ trái qua).
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 8 phần mềm quản lý thu chi đáng sử dụng nhất hiện nay
Một số ứng dụng của mã vạch trong mã hóa hàng hóa
Có thể mã hoá đủ loại thông tin thành mã vạch. Ví dụ:
- Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
- Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)
- Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
- Nơi trữ hàng hoá
- Ngày nhận
- Tên hay số hiệu khách hàng
- Giá cả món hàng
- Số xê ri và số hiệu lô hàng
- Số hiệu đơn đặt gia công
- Mã nhận diện tài sản
- Số hiệu đơn đặt mua hàng,vv.v..
Sau khi đã xác định được thông tin cần mã hóa, bước tiếp theo mà nhà sản xuất cần làm là xác định loại mã vạch thích hợp đối với hàng hóa của mình, tiếp theo là kích thước mã vạch được in trên bao bì, công nghệ in cũng như công nghệ mã hóa thông tin phù hợp nhất.

Dưới đây là bảng mô tả công dụng mã hóa các loại mã vạch thông dụng:
Các loại mã vạch | Ngành nghề ứng dụng | Lý do sử dụng |
UPC | Công nghiệp thực phẩm Các nhà buôn bán lẻ Sử dụng ở Bắc Mỹ và Canada |
Cần mã số chứ không cần mã chữ Mật độ cao, đáng tin cậy. Cần mã kiểm lỗi |
EAN | Giống như UPC Sử dụng cho các nước khác không thuộc Bắc Mỹ |
Giống như trên |
Code 39 | Bộ Quốc phòng Ngành y tế Công nghiệp nhôm Các nhà xuất bản sách định kỳ Các cơ quan hành chánh |
Cần mã hoá cả chữ lẫn số Dễ in. Rất an toàn, không có mã kiểm lỗi |
Interleaved 2of 5 |
Phân phối, lưu kho Các sản phẩm không phải là thực phẩm Các nhà sản xuất, nhà buôn bán lẻ. Hiệp hội vận chuyển Container |
Dễ in. Kích thước nhỏ gọn |
Codabar | Ngân hàng máu Thư viện Thư tín chuyển phát nhanh trong nước. Công nghiệp xử lý Film ảnh |
Rất an toàn.
Dày dặt |
Code 128 | Công nghiệp chế tạo Vận chuyển Container |
Cần dung lượng 128 ký tự
|
Làm thế nào để tạo ra được mã vạch
Để có thể tạo ra mã vạch, công cụ không thể thiếu chính là phần mềm và máy in. Trước khi in mã vạch, bạn cũng cần xác định xem mục đích sử dụng loại mã vạch này là gì, mã vạch sẽ được in vào đâu,…
- Nếu bạn muốn in mã vạch lên giấy tờ bạn có thể sử dụng các phần mềm thông dụng như Word, Excel (trong một điều kiện đặc biệt), Corel Draw, v.v…. hoặc 1 phần mềm hỗ trợ in barcode.
- Còn nếu muốn ứng dụng in mã vạch cho bao bì sản phẩm thì bạn cần đầu tư và ứng dụng các công nghệ in bao bì.
- Bên cạnh đó, nếu muốn in mã vạch lên nhãn và dán lên một số lượng hàng hóa lớn để lưu hàng thì bạn nên sử dụng công nghệ in nhãn chuyên nghiệp. Đây là công nghệ in bao gồm máy in nhãn chuyên nghiệp (Label Printer hay barcode printer) và phần mềm in nhãn chuyên nghiệp.
- Nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa đối với các loại thẻ như thẻ nhân viên, hội viên, hay thẻ xe thì bạn cần sử dụng đến công nghệ in thẻ. (gồm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode).
Bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu bạn dùng các phần mềm không chuyên về barcode (như Corel) để in barcode thì bạn chỉ có thể in và xử lý barcode ở mức độ cơ bản. Mộ ví dụ đơn giản là bạn sẽ không in được các loại barcode 2-D hoặc không nén được barcode bằng các tỷ lệ nén khác nhau.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về mã vạch cũng như y nghĩa và ứng dụng của mã vạch trong việc lưu thông hàng hóa hiện nay. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có thêm nhưng hiểu biết cũng như những phương án thích hợp để triển khai ưng dụng công nghệ mã vạch vào quy trình sản xuất của mình nhé.
Chúc bạn thành công!